Dữ liệu thống kê
Thời tiết
Những con số biết nói về bão vào Việt Nam trong 70 năm qua
18:48
Chính xác từ năm 1945, hơn 70 năm qua, số liệu về các cơn bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào đất liền thuộc địa phận Việt Nam đã được ghi nhận khá đầy đủ bởi NOAA (Tổng cục Hải Dương và Khí quyển Hoa Kỳ). Những ghi nhận này cho phép chúng ta nhìn lại các cơn bão từ quá khứ tới hiện tại về thời điểm đổ bộ, tốc độ gió, mức độ cảnh báo, vị trí trung tâm bão, và những thông tin thú vị khác. Nhóm nghiên cứu của P-GIS đã tiến hành phân tích 459 cơn bão đổ bộ vào đất liền Việt Nam trong 70 năm qua. Những dữ liệu này được chiết xuất từ cơ sở dữ liệu đường đi của bão khu vực Châu Á - Thái Bình Dương với hơn 227 nghìn cơn bão trong cùng thời gian.
Đường đi của các cơn bão đổ bộ vào Biển Đông và Việt Nam trong 70 năm qua |
Tiêu chí và phạm vi đánh giá được P-GIS thống nhất như sau:
- Lựa chọn những cơn bão đổ bộ vào đất liền: Đường đi của bão phải đi qua địa phận đất liền của Việt Nam. Những cơn bão chỉ đi vào vùng biển Việt Nam nhưng không vào đất liền thì không được tính.
- Một cơn bão đi qua địa phận một tỉnh thì tỉnh đó được coi là có bão đi qua. Những tỉnh lân cận tuy chịu ảnh hưởng của bão nhưng vẫn không được tính là có bão đi qua.
Với quy ước như trên, phân tích này có thể chưa thực sự phản ánh mức độ ảnh hưởng của bão đối với các tỉnh cận kề đường đi của bão nhưng không được tính là có bão đi qua. Tuy nhiên, nhìn vào các thống kê qua nhiều năm, chúng ta có thể thấy đất nước và con người Việt Nam đã và đang trải qua nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thiên tai. Dưới đây là một số tiêu chí phân tích do P-GIS tiến hành:
- Tỉnh nào có bão đi qua nhiều nhất
- Tỉnh nào có mức độ cảnh báo cao nhất
- Năm nào xuất hiện nhiều bão nhất
- Tháng nào bão vào nhiều nhất
- Tốc độ gió lốc phổ biến nhất
- Cái tên nào xứng danh đệ nhất bão
Tỉnh nào có bão đi qua nhiều nhất
Tỉnh |
Số lượng
|
Tp. Đà Nẵng |
41
|
Khánh Hòa |
32
|
Quảng Ninh |
30
|
Hà Tĩnh |
24
|
Thanh Hóa |
23
|
Quảng Bình |
22
|
Bình Định |
18
|
Nghệ An |
18
|
Gia Lai |
17
|
Đắk Lắk |
14
|
Trong 70 năm qua, Tp. Đà Nẵng và Khánh Hòa có số lượng các cơn bão đi qua lớn nhất. Số liệu này chưa tính đến cường độ của bão mà chỉ phản ánh số lượng. Tính trung bình, ở hai tỉnh này, mỗi năm có 1 cơn bão trực tiếp đi qua địa phận tỉnh.
Các tỉnh có số cơn bão đi qua nhiều nhất trong 70 năm |
Tỉnh nào có mức độ cảnh báo cao nhất
Mức độ cảnh báo của một cơn bão được định nghĩa bởi thuật ngữ Advisory do Cơ quan Khí tượng Thủy văn Quốc gia Hoa Kỳ khởi thảo. Trong thang điểm hiện tại, mức độ cảnh báo được phân cấp từ 1-100, theo đó, bão mạnh thường có mức cảnh báo từ 45-50.
Bão | Tỉnh |
Cảnh báo
|
Năm
|
WAYNE | Nghệ An |
85
|
1986
|
WAYNE | Thanh Hóa |
84
|
1986
|
PARMA | Tp. Hải Phòng |
68
|
2009
|
ANGELA | Tp. Đà Nẵng |
66
|
1995
|
CARY | Nghệ An |
64
|
1987
|
CARY | Hà Tĩnh |
63
|
1987
|
KORYN | Tuyên Quang |
63
|
1993
|
KORYN | Bắc Giang |
62
|
1993
|
SARAH | Gia Lai |
59
|
1979
|
SARAH | Phú Yên |
58
|
1979
|
CARY | Tp. Đà Nẵng |
58
|
1987
|
ANGELA | Kiên Giang |
57
|
1992
|
COLLEEN | Kon Tum |
55
|
1992
|
COLLEEN | Bình Định |
54
|
1992
|
ED | Nghệ An |
54
|
1990
|
TERESA | Đồng Nai |
53
|
1994
|
SHARON | Ninh Thuận |
53
|
1991
|
04W | Quảng Nam |
53
|
1994
|
TERESA | Bà Rịa-Vũng Tàu |
52
|
1994
|
ED | Hà Tĩnh |
52
|
1990
|
THELMA | Bà Rịa-Vũng Tàu |
51
|
1991
|
IDA | Hà Giang |
51
|
1954
|
MAURY | Khánh Hòa |
51
|
1987
|
ANGELA | Quảng Bình |
51
|
1989
|
ED | Quảng Bình |
51
|
1990
|
IDA | Bắc Cạn |
50
|
1954
|
NANCY | Hà Tĩnh |
50
|
1954
|
MIKE | Quảng Ninh |
50
|
1990
|
Mức độ cảnh báo trong bảng trên thể hiện giá trị trung bình của tất cả các cơn bão đi qua địa phận tỉnh trong 70 năm. Có thể thấy, ba tỉnh Hải Phòng, Thanh Hóa và Nghệ An luôn phải hứng chịu những cơn bão có mức độ cảnh báo rất cao.
Mức độ cảnh báo trung bình 70 năm của các tỉnh xếp đầu bảng |
Năm nào xuất hiện nhiều bão nhất
Số lượng các cơn bão chưa hẳn đã phản ánh mức độ tàn phá của thiên tai nhưng phần nào cũng cho thấy mức độ khốc liệt mà người dân nơi bão đi qua phải hứng chịu. Đối với các cơn bão nhiệt đới, mưa lớn kèm theo gió lốc luôn là các sản phẩm đi kèm của chúng. Vì vậy, khi một quốc gia phải hứng chịu số lượng bão nhiều thì cũng đồng nghĩa với năm đó thiên tai gây ảnh hưởng nặng không nhỏ.
Dưới đây là danh sách tốp 10 các năm có số lượng bão lớn nhất trong 70 năm qua.
Năm
|
Số trận bão
|
1973
|
23
|
1972
|
18
|
1990
|
18
|
1964
|
15
|
2018
|
15
|
1952
|
14
|
1983
|
14
|
1994
|
14
|
1995
|
14
|
1974
|
13
|
Đây là con số thống kê trên toàn lãnh thổ Việt Nam qua các năm. Có thể thấy, 1973 là năm "đỉnh" của số lượng các cơn bão đổ bộ vào Việt Nam. Cho dù cường độ của chúng có thể không mạnh bằng những cơn bão năm 1989 hay 1994, chúng ta cũng có thể thấy kỷ lục này còn lâu mới có thể bị phá vỡ.
Tốp 10 các năm có số lượng các cơn bão đổ bộ vào Việt Nam nhiều nhất |
Tháng nào bão vào nhiều nhất
Người dân Việt Nam hầu như ai cũng biết mùa mưa bão bắt đầu vào tháng 7 và kết thúc tháng 11 hàng năm. Tuy nhiên, để có cái nhìn rõ hơn bằng con số thống kê, chúng ta hãy tham khảo bảng số liệu dưới đây.
Tháng
|
Số trận bão
|
1
|
4
|
3
|
4
|
4
|
4
|
5
|
9
|
6
|
28
|
7
|
50
|
8
|
66
|
9
|
94
|
10
|
97
|
11
|
82
|
12
|
21
|
Trong 70 năm qua, các tháng 9 và 10 dương lịch là hai tháng "vô địch" về số lượng các cơn bão đổ bộ vào đất liền thuộc địa phận Việt Nam.
Số lượng các cơn bão đổ bộ vào Việt Nam phân bố theo tháng trong 70 năm qua |
Tốc độ gió lốc phổ biến nhất
Dẫu số lượng các cơn bão có nhiều nhưng tốc độ gió lốc mới là một trong những yếu tố xác định mức độ tàn phá của chúng. Tốc độ gió lốc được đo bằng đơn vị mét/giây (m/s) tại nhiều thời điểm dọc theo đường đi của các cơn bão. Theo thống kê của P-GIS, tốc độ gió lốc phổ biến nhất trong vòng 70 năm qua ghi nhận từ số liệu của 618 cơn bão là 30 (m/s), kế tiếp là 25 (m/s) và 35 (m/s). Có thể thấy, tốc độ gió lốc trong các cơn bão vào Việt Nam dao động ở mức 25-40 (m/s) là phổ biến nhất.
Tốc độ (m/s)
|
Số cơn bão
|
85
|
2
|
95
|
2
|
80
|
4
|
100
|
4
|
10
|
5
|
75
|
7
|
70
|
9
|
90
|
10
|
65
|
20
|
60
|
24
|
55
|
27
|
15
|
28
|
50
|
35
|
45
|
48
|
20
|
60
|
40
|
61
|
35
|
82
|
25
|
84
|
30
|
106
|
Thống kê tốc độ gió giật phổ biến nhất trong 70 năm qua |
Theo thang sức gió Beaufort (https://vi.wikipedia.org/wiki/Thang_s%E1%BB%A9c_gi%C3%B3_Beaufort), tốc độ gió lốc phổ biến trong các cơn bão vào Việt Nam từ cấp 6 đến cấp 9.
Cái tên nào xứng danh đệ nhất bão
Đệ nhất bão với mức độ cảnh báo cao nhất thuộc về cái tên "Wayne" xuất hiện năm 1986 đổ bộ vào hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An trong tháng 9. Đây có thể được gọi là "siêu bão" như thuật ngữ đang được sử dụng khá phổ biến trên các phương tiện truyền thông hiện nay.
Tên |
Mức độ cảnh báo
|
Năm
|
Tháng
| Tỉnh |
WAYNE |
85
|
1986
|
9
| Nghệ An |
WAYNE |
84
|
1986
|
9
| Thanh Hóa |
PARMA |
68
|
2009
|
10
| Tp. Hải Phòng |
ANGELA |
66
|
1995
|
11
| Tp. Đà Nẵng |
CARY |
64
|
1987
|
8
| Nghệ An |
CARY |
63
|
1987
|
8
| Hà Tĩnh |
KORYN |
63
|
1993
|
6
| Tuyên Quang |
KORYN |
62
|
1993
|
6
| Bắc Giang |
SARAH |
59
|
1979
|
10
| Gia Lai |
CARY |
58
|
1987
|
8
| Tp. Đà Nẵng |
SARAH |
58
|
1979
|
10
| Phú Yên |
ANGELA |
57
|
1992
|
10
| Kiên Giang |
COLLEEN |
55
|
1992
|
10
| Kon Tum |
COLLEEN |
54
|
1992
|
10
| Bình Định |
ED |
54
|
1990
|
9
| Nghệ An |
04W |
53
|
1994
|
5
| Quảng Nam |
SHARON |
53
|
1991
|
3
| Ninh Thuận |
TERESA |
53
|
1994
|
10
| Đồng Nai |
ED |
52
|
1990
|
9
| Hà Tĩnh |
TERESA |
52
|
1994
|
10
| Bà Rịa-Vũng Tàu |
Cường độ gió giật qua các năm
Nếu lấy tốc độ gió giật trung bình của tất cả các cơn bão trong năm so sánh với nhau, một phát hiện nhỏ cho thấy tốc độ gió giật có xu hướng tăng lên theo thời gian, trong chu kỳ từ năm 1945 đến hiện tại. Quy luật này chưa hẳn đã đúng trong tương lai nhưng những con số không biết nói dối.
Năm
|
Tốc độ (m/s)
|
1945
|
35
|
1946
|
38
|
1947
|
37
|
1948
|
30
|
1950
|
30
|
1951
|
53
|
1952
|
38
|
1953
|
50
|
1954
|
50
|
1955
|
32
|
1956
|
49
|
1957
|
55
|
1959
|
45
|
1960
|
45
|
1962
|
43
|
1963
|
36
|
1964
|
42
|
1965
|
32
|
1966
|
40
|
1967
|
38
|
1968
|
39
|
1969
|
49
|
1970
|
35
|
1971
|
49
|
1972
|
79
|
1973
|
27
|
1974
|
25
|
1975
|
31
|
1976
|
18
|
1977
|
30
|
1978
|
33
|
1979
|
25
|
1980
|
28
|
1981
|
36
|
1982
|
49
|
1983
|
41
|
1984
|
32
|
1985
|
40
|
1986
|
37
|
1987
|
39
|
1988
|
43
|
1989
|
41
|
1990
|
38
|
1991
|
35
|
1992
|
35
|
1993
|
47
|
1994
|
25
|
1995
|
38
|
1996
|
45
|
1997
|
52
|
1998
|
37
|
1999
|
35
|
2000
|
38
|
2001
|
47
|
2003
|
58
|
2004
|
54
|
2005
|
37
|
2006
|
63
|
2007
|
38
|
2008
|
31
|
2009
|
57
|
2010
|
45
|
2011
|
48
|
2012
|
59
|
2013
|
57
|
2014
|
60
|
2015
|
32
|
2016
|
36
|
2017
|
50
|
2018
|
27
|
Đường xu hướng (trend) trên dãy số liệu 70 năm đã cho thấy nhận định trên có cơ sở. Tuy các biến thiên vẫn còn khá trồi sụt, thiếu độ ổn định nhưng xu thế chung vẫn là đi lên.
Xu hướng tăng dần của tốc độ gió giật trung bình các cơn bão trong năm |
Trên tinh thần cung cấp các số liệu phân tích một cách khách quan, P-GIS sẽ không đưa ra các bình luận về những cơn bão này cũng như mức độ gây thiệt hại của chúng. Nhóm chỉ sử dụng những số liệu có độ tin cậy cao và phương pháp phân tích thống kê đã được công nhận. Dữ liệu phân tích bao gồm bảng số liệu và bản đồ (GIS) của 227 nghìn cơn bão trên toàn vùng Châu Á - Thái Bình Dương. Sau khi chồng ghép với bản đồ ranh giới Việt Nam, chúng tôi chọn ra 459 cơn bão đổ bộ trực tiếp vào đất liền để tiến hành phân tích.
Để được cung cấp các dữ liệu gốc, xin liên hệ Admin của P-GIS qua email.
21 Comments
Cám ơn anh Phúc đã giúp hiệu chỉnh lại bài viết.
Trả lờiXóaRất hay, cảm ơn các tác giả!
Trả lờiXóaBài viết có một số thông tin không chính xác.Mùa bão 1973 có tất cả 21 cơn bão nhiệt đới cho cả tây bắc thái bình dương,mà thống kê có 23 cơn đổ bộ vào việt Nam.Thứ 2 cơn bão Wayne năm 1986 đổ bộ vào khu vực đồng bằng bắc bộ,tâm bão là Thái Bình trong tháng 8.Còn một số thống kê không chính xác tôi chưa đề cập đến.
Trả lờiXóaCám ơn anh GIANGHP đã góp ý. Cách thống kê ở đây phần lớn dựa vào phân tích chồng ghép (overlay) trong hệ thống GIS nên có thể không hoàn toàn chính xác. Chúng tôi sẽ chỉnh sửa lại cho phù hợp.
Trả lờiXóaEm chào anh
Trả lờiXóaEm đang nghiên cứu về ảnh hưởng của thời tiết đến sự biến động của rừng
Anh có thể cho em xin số liệu về các cơn bão tại miền Bắc Việt Nam được không ạ
Địa chỉ mail của em là: Phamtiendungvafs@gmail.com
Xin chân thành cảm ơn anh
Cho mình xin thống kê bão đổ bộ vào daklak
Trả lờiXóaCảm ơn anh Phương! bài thống kê rất hữu ích!
Trả lờiXóaCảm ơn anh Phương!
Trả lờiXóaAd có thể cho mình biết nguồn số liệu bạn lấy từ đâu được không? Hiện tại mình đang cần số liệu chi tiết về bão lũ ở Việt Nam. Mong bạn có thể giúp mình. Cảm ơn bạn!
Trả lờiXóaDữ liệu được thu thập từ các nguồn CMD Tropical Cyclone Data Center (từ năm 1949 đến 2017) và Japan Meteorology Agency (2018).
XóaChào tác giả Đỗ Minh Phương. Cảm ơn anh vì bài viết. Không rõ còn tương tác được với anh không, tôi có đôi chỗ thắc mắc về một số thống kê?
Trả lờiXóaTrang web vẫn hoạt động đấy anh. Có gì chúng ta cùng trao đổi.
XóaVâng. Anh đã ghi là chỉ tính những cơn bão đổ bộ vào đất liền nhưng tôi vẫn muốn hỏi lại có tính Hoàng Sa vào ĐN, Trường Sa vào Khánh Hòa không. Nếu không thì thật khó giải thích. Về Đà Nẵng, thì từ năm 1945 đến nay nó có lúc không phải là 1 đơn vị hành chính độc lập nữa, không rõ là số liệu có phù hợp với vùng diện tích tp hiện tại không?
XóaCó thể câu hỏi của tôi gây hiểu nhầm chuyện chủ quyền. Tôi chỉ muốn nói là nếu tính bão vào vùng đất liền thì với diện tích nhỏ như ĐN, cỡ chừng 900km2, chưa bằng 1/10 Quảng Nam, 1/5 Huế lại có quá nhiều bão như vậy đi vào. Giả sử như bão vào ĐN thì xác suất nó không quét qua 1 trong 2 tỉnh kia là quá nhỏ hoặc thậm chí không xảy ra. Mà anh thấy số lượng bão của Quảng Nam + TT Huế không bằng ĐN, đó là điều chính nhất tôi thắc mắc.
Xóabài viết rất hữu ích cảm ơn tác giả.
Trả lờiXóatác giả bài viết hãy viết thêm bài viết về bão, ảnh hưởng bão, áp thấp nhiệt đới vào tỉnh Đăk lắk trong 70 năm qua hoặc trong 20 năm đổ lại đi. nếu được của các tỉnh thành khác thì tuyệt như vậy công tác phòng, chống thiên tai của người dân sẽ được phổ cập và hữu ích rất rất nhiều. xin trân trọng cảm ơn
Em vật vã tìm hiểu ảnh hưởng cực đoan của thời tiết VN. May mà tìm được các anh chị! Cảm ơn các anh chị nhiều ạ!
Trả lờiXóalàm thế nào để lấy dữ liệu bão đổ bộ vào Việt Nam vậy ạ
Trả lờiXóaBạn xem bài sau sẽ thấy 2 nguồn dữ liệu về bão mà P-GIS sử dụng, trên đó có link tải dữ liệu luôn.
Xóahttps://www.p-gis.com/2018/11/70-years-of-storm-tracking-database.html
Cảm ơn tác giả rất nhiều !
Trả lờiXóaCảm ơn tác giả, bài viết rất ý nghĩa. Admin có thể hướng dẫn cách lấy dữ liệu thống kê bão đổ bộ vào từng tỉnh thành của VN trong các năm qua không? Xin cảm ơn.
Trả lờiXóaCảm ơn tác giả rất nhiều ạ.
Trả lờiXóa